7P Marketing là một khung chiến lược quan trọng trong lĩnh vực marketing, nhưng liệu các cá nhân/ doanh nghiệp đã thật sự hiểu rõ từng yếu tố của nó? Hãy cùng ITIFY khám phá ngay 7P Marketing là gì để có thể tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp trong bài viết dưới đây!
7P Marketing Là Gì? Các Thành Phần Của 7P Marketing
7P Marketing là là một mô hình chiến lược marketing mở rộng từ mô hình 4P truyền thống (Product, Price, Place, Promotion) thành 7 yếu tố. Mô hình này cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về việc xây dựng và thực hiện một chiến dịch marketing hiệu quả, đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Sản phẩm (Product)
Trong mô hình 7P của marketing, “Sản phẩm” (Product) là một trong những yếu tố quan trọng và cơ bản. Đây là phần đại diện cho những gì mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ. Liên quan đến sản phẩm sẽ có các yếu tố như:
Chất lượng, tính năng, thiết kế, thương hiệu, bao bì, bảo hành và dịch vụ hậu mãi, …vv
Sản phẩm cần phải phù hợp với nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng. Việc đảm bảo được sản phẩm đáp ứng hoặc vượt qua kỳ vọng của khách hàng là rất quan trọng. Khi hiểu rõ về sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xác định cách thức truyền tải giá trị của sản phẩm đến khách hàng và tối ưu hóa chiến lược marketing của mình.
Giá cả (Price)
Giá cả là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định thành công của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc định giá phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và tạo ra lợi nhuận bền vững.
Giá cả không chỉ đơn thuần là số tiền khách hàng phải trả để mua sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn bao gồm:
- Giá trị mà khách hàng nhận được bởi khách hàng không chỉ mua sản phẩm, mà còn mua trải nghiệm, dịch vụ đi kèm và cả giá trị thương hiệu.
- Giá cả phải đủ để doanh nghiệp có lợi nhuận, nhưng vẫn cạnh tranh được trên thị trường, trong này sẽ có chi phí sản xuất và phân phối.
- Giá cả có thể được điều chỉnh để đạt được các mục tiêu khác nhau như: Tăng doanh thu, tăng thị phần, hay tạo dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp.
- Giá cả phải được so sánh với đối thủ cạnh tranh để đảm bảo tính hấp dẫn của sản phẩm.
Quyết định giá cả sẽ bị ảnh hưởng bởi:
- Phí sản xuất – marketing – phân phối…
- Cầu và cung – Khi cầu tăng, giá có thể tăng và ngược lại.
- Đối thủ cạnh tranh
- Mục tiêu kinh doanh
- Nhận thức của khách hàng về giá trị sản phẩm – Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ?
Các chiến lược định giá phổ biến hiện nay thường định giá theo chi phí, theo cạnh tranh, theo giá trị, định giá tâm lý hoặc theo phân khúc, …vv
Địa điểm (Place)
Địa điểm (Place) trong 7P Marketing, còn được gọi là kênh phân phối, đây chính là yếu tố chỉ ra nơi mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến tay khách hàng. Nói một cách đơn giản, đó là “con đường” mà sản phẩm đi từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Địa điểm là một yếu tố quan trọng trong 7P Marketing. Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp sẽ giúp sản phẩm của bạn đến được với khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Địa điểm (PLace) trong 7P Marketing bao gồm:
Các kênh phân phối:
- Các kênh phân phối có thể là: cửa hàng truyền thống, siêu thị, cửa hàng trực tuyến, nhà phân phối, đại lý, hoặc thậm chí là bán hàng trực tiếp.
Vị trí:
- Vị trí địa lý của các điểm bán hàng cũng rất quan trọng. Một cửa hàng đặt ở trung tâm thành phố sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn so với một cửa hàng ở vùng ngoại ô.
Phương thức vận chuyển:
- Cách thức vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến các điểm bán hàng, và từ đó đến tay người tiêu dùng.
=> Yếu tố địa điểm (Place) trong 7P Marketing được cho là quan trọng bởi:
- Địa điểm sẽ quyết định việc khách hàng có dễ dàng tiếp cận sản phẩm của bạn hay không.
- Các kênh phân phối khác nhau sẽ tạo ra hình ảnh thương hiệu khác nhau.
- Nếu lựa chọn kênh phân phối phù hợp sẽ giúp giảm thiểu chi phí.
Quảng bá (Promotion)
Quảng bá (Promotion) trong mô hình 7P Marketing là tập hợp các hoạt động nhằm truyền đạt thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu, với mục đích tạo ra nhận thức, kích thích nhu cầu và thúc đẩy hành động mua hàng.
Nói một cách đơn giản, quảng bá là cách doanh nghiệp “nói chuyện” với khách hàng, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của mình và thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm đó. Các hoạt động chính trong Promotion bao gồm: Quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp, …vv.
Mục đích chính của Promotion đó là:
- Giúp khách hàng biết đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
- Hình ảnh thương hiệu sẽ được xây dựng chuyên nghiệp và đáng tin
- Tạo ra mong muốn sở hữu sản phẩm/ dịch vụ ở khách hàng
- Lượt khách và doanh số bán hàng sẽ tăng lên
- So với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ nổi bật hơn
Con người (People)
Yếu tố “Con người” (People) trong mô hình 7P Marketing đề cập đến tất cả những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tác động đến trải nghiệm khách hàng và hình ảnh thương hiệu.
Các yếu tố con người bao gồm:
Nhân viên:
- Đây là những người trực tiếp tương tác với khách hàng, từ nhân viên bán hàng, nhân viên dịch vụ khách hàng, đến các chuyên gia tư vấn. Thái độ, kỹ năng, kiến thức của họ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm mua hàng của khách hàng.
Khách hàng:
- Là đối tượng trung tâm của mọi hoạt động marketing. Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng là điều vô cùng quan trọng để xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững.
Đối tác:
- Bao gồm nhà cung cấp, đại lý, nhà phân phối, và các đối tác khác trong chuỗi cung ứng. Mối quan hệ hợp tác tốt với các đối tác sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giao hàng đúng hẹn.
Cộng đồng:
- Là môi trường xung quanh doanh nghiệp hoạt động, bao gồm các tổ chức xã hội, chính phủ, và người dân địa phương. Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ và tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực.
Vai trò của yếu tố “Con người” trong 7P Marketing đó là:
- Tạo dựng trải nghiệm khách hàng tốt: Nhân viên được đào tạo tốt, nhiệt tình sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và muốn quay lại.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Thái độ phục vụ, phong cách giao tiếp của nhân viên sẽ phản ánh trực tiếp hình ảnh của thương hiệu.
- Khách hàng sẽ trung thành hơn: Khi được quan tâm và chăm sóc tốt, người dùng sẽ trung thành với thương hiệu và giới thiệu rộng ra xung quanh.
- Cải thiện hiệu quả hoạt động: Một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, phối hợp tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
Quy trình (Process)
Quy trình trong 7P Marketing đề cập đến toàn bộ các bước mà khách hàng trải qua khi tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nó bao gồm từ lúc khách hàng tìm hiểu về sản phẩm, trải nghiệm quá trình mua hàng, sử dụng sản phẩm cho đến khi cần hỗ trợ sau bán hàng.
Yếu tố quy trình là một yếu tố cũng rất quan trọng trong 7P Marketing bởi:
- Khi có một quy trình trơn tru, hiệu quả sẽ mang lại cho khách hàng cảm giác hài lòng, tin tưởng và trung thành với thương hiệu.
- Quy trình rõ ràng giúp các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu sai sót và lãng phí.
Ví dụ về quy trình trong các ngành:
Ngành nhà hàng:
- Quy trình đặt bàn, phục vụ món ăn, thanh toán, nhận phản hồi của khách hàng.
Ngành bán lẻ:
- Quy trình tìm kiếm sản phẩm, thanh toán, giao hàng, đổi trả hàng.
Ngành dịch vụ:
- Quy trình đăng ký dịch vụ, tư vấn, thực hiện dịch vụ, chăm sóc khách hàng sau dịch vụ.
Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)
Bằng chứng hữu hình trong 7P Marketing hay còn gọi là bằng chứng vật chất, đây là những yếu tố hữu hình mà khách hàng trực tiếp tiếp xúc và trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhờ yếu tố này mới có thể giúp khách hàng hình thành ấn tượng ban đầu và đánh giá về chất lượng, sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Thông qua việc thiết kế và quản lý bằng chứng hữu hình, doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt hóa sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố cấu thành Bằng chứng hữu hình:
- Môi trường vật lý: Không gian, thiết kế, nội thất, ánh sáng, âm thanh, mùi hương… tại các điểm tiếp xúc với khách hàng như cửa hàng, văn phòng, website, ứng dụng di động.
- Sản phẩm vật lý: bao bì, nhãn mác, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kích thước…
- Vật phẩm giao tiếp: name card, catalogue, tài liệu quảng cáo, đồng phục nhân viên…
- Hành vi của nhân viên: thái độ, phong cách phục vụ, giao tiếp của nhân viên với khách hàng.
Tầm Quan Trọng Của 7P Trong Marketing
Mô hình 7P là một công cụ hữu ích trong marketing, giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của sản phẩm hoặc dịch vụ. Tầm quan trọng của 7P trong Marketing là:
- Tăng khả năng cạnh tranh: 7P giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ và từ đó xây dựng chiến lược khác biệt.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Bằng cách tối ưu hóa tất cả các yếu tố trong 7P, doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất.
- Tăng doanh số và lợi nhuận: Khi khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mua sắm, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành và giới thiệu sản phẩm cho người khác.
- Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ: 7P giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, đáng tin cậy trong tâm trí khách hàng.
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: Bằng cách liên tục điều chỉnh và cải tiến các yếu tố trong 7P, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.
Các Ví Dụ Về 7P Trong Ngành Marketing Dịch Vụ
7P Marketing đối với dịch vụ khách sạn
Để hình dung rõ hơn về việc áp dụng 7P trong Marketing dịch vụ khách sạn, Dưới đây sẽ là ví dụ cụ thể về “Khách sạn 5 sao sang trọng tại biển”
Product (Sản phẩm):
- Các loại phòng: Phòng đơn, phòng đôi, suite sang trọng, phòng gia đình, phòng dành cho người khuyết tật.
- Dịch vụ đi kèm: Bể bơi vô cực, spa cao cấp, nhà hàng ẩm thực đa dạng, phòng gym hiện đại, dịch vụ phòng 24/7, dịch vụ đưa đón sân bay.
- Trải nghiệm độc đáo: Lớp học yoga trên bãi biển, tiệc BBQ bên hồ bơi, tour khám phá địa phương.
Price (Giá cả):
- Giá phòng: Phân khúc cao cấp, giá cả cạnh tranh với các khách sạn cùng loại.
- Gói dịch vụ: Ưu đãi cho khách hàng đặt phòng dài ngày, gói dịch vụ kết hợp ăn uống, spa.
Place (Địa điểm):
- Vị trí: Bãi biển đẹp, cách trung tâm thành phố không quá xa.
- Kênh phân phối: Website chính thức, các đại lý du lịch, các nền tảng đặt phòng trực tuyến (Agoda, Booking.com).
Promotion (Quảng bá):
- Truyền thông: Quảng cáo trên các tạp chí du lịch, mạng xã hội, SEO, Google Ads.
- Sự kiện: Tổ chức các sự kiện đặc biệt như lễ hội âm nhạc, triển lãm nghệ thuật.
- Hợp tác: Liên kết với các hãng hàng không, các công ty du lịch để tạo ra các gói sản phẩm hấp dẫn.
People (Con người):
- Nhân viên: Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, thân thiện, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ: Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng thông qua việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao.
Process (Quy trình):
- Quy trình đặt phòng: Đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện.
- Quy trình phục vụ: Chuẩn hóa, chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Physical Evidence (Bằng vật chất):
- Không gian: Sang trọng, hiện đại giúp tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.
- Vật phẩm: Đồ dùng cá nhân cao cấp, thiết bị hiện đại.
Kết luận từ ví dụ trên:
- Khách sạn không chỉ bán phòng mà còn bán trải nghiệm.
- Mỗi yếu tố 7P đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
- Việc áp dụng hiệu quả 7P giúp khách sạn tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng.
7P trong Marketing dịch vụ du lịch
Ví dụ về chủ đề: “Đang quảng bá cho một tour du lịch khám phá Sapa 3 ngày 2 đêm”
Product (Sản phẩm):
- Gói dịch vụ: Bao gồm vé máy bay khứ hồi, xe đưa đón sân bay, khách sạn 3 sao, các bữa ăn chính, hướng dẫn viên chuyên nghiệp, vé tham quan các địa điểm nổi tiếng như Fansipan, bản Cát Cát, thị trấn Sapa.
- Trải nghiệm: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm như trekking, tham gia chợ tình, thưởng thức ẩm thực địa phương, học làm các món ăn truyền thống.
- Ưu đãi: Tặng quà lưu niệm, giảm giá cho khách hàng đặt tour sớm.
Price (Giá cả):
- Giá tour: Đặt ra mức giá cạnh tranh so với các đơn vị tổ chức tour khác, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.
- Giá vé: Có các gói dịch vụ với mức giá khác nhau để khách hàng lựa chọn, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Ưu đãi: Tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá vào các dịp lễ, tết.
Place (Địa điểm):
- Kênh phân phối: Quảng bá tour qua website, mạng xã hội, các đại lý du lịch, các sàn thương mại điện tử.
- Điểm đến: Tập trung vào các điểm đến hấp dẫn tại Sapa như Fansipan, bản Cát Cát, thị trấn Sapa.
Promotion (Quảng bá):
- Truyền thông: Sử dụng các hình thức quảng cáo như banner, video, bài viết trên các trang web du lịch, mạng xã hội.
- Sự kiện: Tổ chức các buổi roadshow, hội thảo du lịch để giới thiệu về tour.
- Cộng tác: Hợp tác với các influencer du lịch để quảng bá tour đến cộng đồng.
People (Con người):
- Hướng dẫn viên: Đội ngũ hướng dẫn viên nhiệt tình, am hiểu văn hóa địa phương, có khả năng giao tiếp tốt.
- Phục vụ khách hàng: Đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Process (Quy trình):
- Quy trình đặt tour: Đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện thông qua website hoặc hotline.
- Quy trình thực hiện tour: Chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn cho khách hàng, linh hoạt xử lý các tình huống phát sinh.
Physical Evidence (Bằng chứng vật chất):
- Hình ảnh, video: Sử dụng những hình ảnh, video đẹp về Sapa để thu hút khách hàng.
- Đồ dùng: Cung cấp các đồ dùng cần thiết cho khách hàng như bản đồ, áo mưa, ô.
- Văn phòng: Có một văn phòng làm việc chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Kết luận:
- Mỗi yếu tố 7P đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một tour du lịch hấp dẫn.
- Việc kết hợp hài hòa các yếu tố này sẽ giúp tour du lịch thành công và thu hút được nhiều khách hàng.
7P trong Marketing dịch vụ nhà hàng
7P trong Marketing dịch vụ nhà hàng bao gồm các yếu tố quan trọng giúp nhà hàng thu hút và giữ chân khách hàng.
Ví dụ như sau:
Product (Sản phẩm):
- Các món ăn và đồ uống nhà hàng cung cấp, bao gồm cả thực đơn chính và các món đặc biệt. Chất lượng thực phẩm, cách trình bày món ăn, và sự đa dạng trong thực đơn đều góp phần tạo nên sản phẩm của nhà hàng.
Price (Giá cả):
- Giá cả của các món ăn và dịch vụ cần được định giá hợp lý, phản ánh chất lượng và giá trị mà nhà hàng mang lại, đồng thời phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Place (Địa điểm):
- Vị trí của nhà hàng, bao gồm không gian, vị trí địa lý, và môi trường xung quanh. Nhà hàng cần nằm ở nơi thuận tiện, dễ tiếp cận và có thể thu hút lượng khách hàng đông đảo.
Promotion (Quảng bá):
- Các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, sự kiện đặc biệt (như giờ vàng, combo món ăn) hoặc các chương trình khách hàng thân thiết nhằm tăng cường sự nhận biết và kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
People (Con người):
- Đội ngũ nhân viên nhà hàng, từ đầu bếp, nhân viên phục vụ đến quản lý, đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm ẩm thực tốt cho khách hàng. Thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp, và khả năng xử lý tình huống là những yếu tố quyết định.
Process (Quy trình):
- Quy trình phục vụ khách hàng từ khi khách hàng bước vào nhà hàng, gọi món, phục vụ món ăn, đến khi thanh toán và ra về. Quy trình này cần được tối ưu để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng về cả chất lượng dịch vụ và thời gian phục vụ.
Physical Evidence (Bằng chứng vật lý):
- Các yếu tố vật lý trong nhà hàng như thiết kế nội thất, trang trí, không gian, bộ đồ ăn, và đồng phục nhân viên. Tất cả các yếu tố này cần tạo ra một không gian ấm cúng, chuyên nghiệp, và phù hợp với phong cách mà nhà hàng hướng đến.
Sự Khác Biệt Giữa 7P Marketing Và 4P Marketing Là Gì?
Cả hai mô hình 7P Marketing và 4P Marketing đều là những công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến lược marketing hiệu quả. Nhưng 2 mô hình này cũng sẽ có điểm khác biệt sau:
Mô hình 4P
Đây là mô hình truyền thống, bao gồm 4 yếu tố chính:
- Product (Sản phẩm): Liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
- Price (Giá cả): Quyết định giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Place (Phân phối): Liên quan đến việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Promotion (Xúc tiến): Các hoạt động quảng cáo và truyền thông để giới thiệu sản phẩm.
Mô hình 7P
Là sự mở rộng của mô hình 4P, thêm vào 3 yếu tố quan trọng để phù hợp hơn với việc cung cấp dịch vụ:
People (Con người): Liên quan đến chất lượng và thái độ phục vụ của nhân viên.
Process (Quy trình): Quy trình cung cấp dịch vụ diễn ra như thế nào.
Physical Evidence (Bằng chứng vật lý): Môi trường, không gian, thiết kế, và các yếu tố vật chất khác tạo nên ấn tượng ban đầu cho khách hàng.
Sự khác biệt chính của mô hình 4p Marketing và 7P Marketing
Tập trung: Mô hình 4P tập trung vào sản phẩm hữu hình, trong khi mô hình 7P tập trung vào cả sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người và quy trình.
Ứng dụng: Mô hình 4P thường được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, còn mô hình 7P phù hợp hơn với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (như nhà hàng, khách sạn, du lịch).
Ví dụ minh họa khi muốn mở một quán cà phê.
- Áp dụng mô hình 4P: Doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc chọn loại cà phê, giá cả mỗi ly, vị trí quán và cách quảng cáo quán.
- Áp dụng mô hình 7P: Ngoài các yếu tố trên, doanh nghiệp còn phải quan tâm đến chất lượng phục vụ của nhân viên, quy trình pha chế cà phê, không gian quán có thoải mái không, …vv
Vậy nên có thể kết luận:
- Mô hình 4P: Cơ bản, tập trung vào sản phẩm.
- Mô hình 7P: Mở rộng, tập trung vào cả sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là yếu tố con người và quy trình.
Tối Ưu Chiến Lược 7P Với ITIFY Marketing Agency – Dịch Vụ Marketing Tổng Thể Chuyên Nghiệp
Bạn đang tìm kiếm một Agency Marketing thực sự thấu hiểu doanh nghiệp của bạn? Itify Marketing Agency là một kết quả hoàn hảo. Chúng tôi không chỉ đơn thuần áp dụng các công thức có sẵn mà còn xây dựng chiến lược marketing một cách cá nhân hóa, dựa trên những mục tiêu và đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.
Nếu muốn doanh nghiệp của bạn nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh? Itify Marketing Agency sẽ giúp bạn làm điều đó. Với dịch vụ marketing tổng thể chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ xây dựng một chiến lược marketing toàn diện, từ đó giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số, nâng cao nhận diện thương hiệu và chinh phục thị trường mục tiêu.
Các giải pháp marketing tổng thể của Itify Marketing Agency gồm:
- Dịch vụ quản trị Fanpage
- Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
- Dịch vụ viết bài quảng cáo
- Dịch vụ Facebook Ads
- Dịch vụ Google Ads
- Dịch vụ Marketing tổng thể
- Dịch vụ SEO Google Maps
- Dịch vụ xây dựng website
- Dịch vụ sản xuất Video Marketing
- Dịch vụ sản xuất phim quảng cáo
- …vv
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0858 205 205
E-Mail: [email protected]
Website: https://itify.vn/
Địa chỉ: Số 133 Đường 29/3 – Hòa Xuân – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã giúp được mọi người có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc về 7P Marketing. Sự hiểu biết và ứng dụng hiệu quả của từng yếu tố trong mô hình này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp thị tối ưu, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh. Chúc bạn thành công!
Ngọc Mai – Content Marketing tại ITIFY Marketing Agency
Tôi là Ngọc Mai, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Marketing tại ITIFY Marketing Agency. Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị nội dung, tôi đã tham gia vào nhiều dự án với đa dạng lĩnh vực, từ xây dựng chiến lược nội dung đến tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến của các thương hiệu.
Tôi thích khám phá những xu hướng marketing mới, đặc biệt là trong bối cảnh kỹ thuật số liên tục thay đổi. Việc tạo ra nội dung chất lượng, sáng tạo và phù hợp với từng đối tượng khách hàng là mục tiêu hàng đầu trong công việc của tôi.
Với tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi, tôi mong muốn đóng góp tích cực vào sự phát triển của ITIFY và mang đến giá trị bền vững cho các đối tác.